Tập yoga cho khuôn mặt. Phương pháp cải thiện nọng cằm

817

XuanTran - 23/12/2020

Hai cằm hay nọng cằm là vấn đề nhiều người gặp phải kể cả những người có vóc dáng cân đối. Chuyên gia Yoga người Nhật Bản Yoshiko Maikita là người có nhiều nghiên cứu về cơ mặt và đưa ra những bài tập đặc biệt hiệu quả cho vùng cơ đặc biệt này.

Các nghiên cứu của bà dựa trên dữ liệu thu thập từ khoảng 30.000 người khác nhau! Các nghiên cứu tìm và cải thiện các biểu hiện trên khuôn mặt mà bạn không nhận thấy.
Khuôn mặt được tạo thành từ khoảng 60 loại cơ. Mỗi người có cơ bắp khác nhau. Trong quá trình đào tạo, bà đưa ra các mẹo để di chuyển từng cơ mặt một cách có ý thức. Ngoài ra bà còn xây dựng, hướng dẫn, giám sát các bài tập khác nhau phù hợp với khuôn mặt từng cá nhân để khắc phụ nhược điểm, làm nổi bật vè đẹp và ấn tượng của họ. Bà chủ trương làm nổi bật nét quyến rũ phụ nữ thông qua luyện tập cơ mặt, luyện tập thân thể. 

Dưới đây là bài tập để cải thiện tình trạng nọng cằm

Nguyên nhân của tình trạng nọng cằm

Béo phì không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra nọng căm, hai cằm. Ngoài béo phì, nó có thể liên quan đến tư thế nằm khi ngủ và sự lão hóa.

Ngủ không đúng tư thế như thường xuyên nghiêng về 1 bên sẽ khiến các cơ bị xô về 1 phía.

Sự lão hóa dẫn đến các cơ từ đầu đến chân bị chảy xệ đặc biệt phần da dưới hàm rất mỏng manh kết hợp với trọng lực làm cho da ở khu vực này chùng xuống. Đó cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nọng cằm.

Đặc biệt vào mùa đông, trời lạnh, quá trình trao đổi chất diễn ra kém. Tròn khi con người có xu hướng co người lại khi ngồi hoặc đứng. Các cơ cổ và hàm được bảo vệ trong lớp áo, khăn ấm, không được vận động. Thiếu vận động hoặc ít vận động sẽ kiến mỡ tích tụ, gây ra tình trạng nọng cắm.

Sử dụng điện thoại thường xuyên, khi cúi đầu xuống cũng gây nên nọng cằm. Do đó bạn có thể quan sát thấy những ai hay sử dụng điện thoại là những người có xu hướng khuôn mặt bị phù nề không thon gọn.

Bài tập yoga cải thiện nọng cằm bằng tư thế uốn lưỡi

Đầu tiên hãy kéo căng cơ hàm dưới và sử dụng cơ lưỡi của bạn. Bằng cách ngửa đầu ra phí sau để căng cơ từ bên trong và bên ngoài cổ giúp cải thiện lưu lượng tuần hoàn máu và bạch huyết.

tình trạng nọng cằm
Tư thế thứ nhất

1.Từ từ di chuyển đầu và cằm ra phía sau, duổi cổ để có cảm giác căng cơ cổ. Mắt bạn hướng về phía trước theo đường chéo (tư thế thứ nhất)

tình trạng nọng cắm
Tư thế thứ 2

2. Thè thẳng lưỡi từ phía sau cổ họng lên trần nhà (tư thế thứ 2)

tình trạng nọng cằm
Tư thế thứ 3

3. Di chuyển đầu lưỡi của bạn và nâng nó lên 5 lần. Hãy di chuyển chắc chắn cho đến khi cổ họng của bạn được kích thích.

Lưu ý : Nếu bạn yếu cổ, hãy làm điều đó mà không cần nghiêng đầu về phía sau.
Nếu ở công ty hoặc ngại với những người xung quanh, bạn có thể tập bài tập này trong nhà vệ sinh vào ban ngày hay thực hiện nó khi ở nhà. Chỉ cần 10 giây cho mỗi lần thực hiện và duy trì hàng ngày bạn sẽ đạt được kết quả ngạc nhiên. 

Facebook Comments
Chia sẻ: