Khắc phục tình trạng chân tay buốt giá vào mùa đông.

299

XuanTran - 16/12/2020

Thời tiết Hà Nội Việt Nam đang vào những ngày rét buốt. Ở Nhật cũng đã vào những ngày tuyết rơi đầu mùa. Thời tiết giá buốt khiến các vấn đề sức khỏe về đường hô hấp, cảm cúm phát sinh. Đặc biệt virus cũng dễ lây lan hơn những ngày nắng ấm. Thời tiết lạnh này nhiều người cũng mắc phải chứng bệnh chân tay buốt giá dù không tiếp xúc môi trường đi tất, mang giày đầy đủ. Căn bệnh này phổ biến ở nữ giới nhiều hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ đã từng sinh con.

Nguyên nhân của tình trạng chân tay buốt giá mùa đông hay khi nhiệt độ hạ thấp?

Loại trừ nguyên nhân do cơ thể tiếp xúc lâu trong môi trường lạnh khiến chân tay lạnh cóng thì có thể kể đến những nguyên nhân bệnh lý như sau:

Khí huyết không lưu thông

Về việc tay chân lạnh vào mùa đông, khí huyết không lưu thông là nguyên nhân chính dẫn đến tay chân lạnh. Khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp, các thành mạch co lại, khí huyết không được lưu thông dễ dàng có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch, do đó, không đủ nuôi dưỡng tế bào, đặc biệt ở phần chân và tay. Một khả năng khác là hệ tuần hoàn bị trục trặc dẫn đến quá trình lưu thông máu không tốt.

Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, thiếu máu

Đói, thiếu i ốt, chế độ ăn kiêng quá khắt khe, không đảm bảo chất dinh dưỡng, thiếu vitamin B12 – vitamin có vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào máu đỏ dẫn tới thiếu máu, thiếu sắt, lượng hồng cầu trong máu hạ thấp làm cho chân tay lạnh và có cảm giác tê buốt như bị kim châm.

Suy giáp:

Tuyến giáp là tuyến nhiệt chủ yếu trong cơ thể chúng ta. Khi bị suy giáp, cơ thể sẽ vô cùng mệt mỏi, tóc rụng nhiều, trí nhớ giảm sút và chân tay dễ bị lạnh vào mùa đông.

Huyết áp thấp:

Những người khỏe mạnh nhưng có huyết áp thấp thường tập trung dòng máu vào phần thân mình, khiến các đầu ngón tay, chân bị lạnh.

Bệnh về tim mạch:

Khi nhiệt độ bên ngoài thay đổi, khả năng lưu thông máu tới các chi của những người mắc một số bệnh về tim mạch có thể bị giảm.

Sức đề kháng yếu hoặc giảm sút

Những người có sức đề kháng yếu do tình trạng thiếu máu nêu trên hoặc sức đề kháng giảm sút do đã trải qua quá trình sinh nở cũng dễ dàng mắc phải chứng tay chân lạnh cóng này. Khi sức đề kháng yếu cơ thể dễ dàng bị tác động bởi môi trường bên ngoài và phản ứng lại. Khi môi trường hạ nhiệt độ quá thấp như hiện nay tay chân cũng dễ lạnh hơn dù được che chắn bảo vệ.

Nguyên nhân khách quan

Đặc biệt có thể nói đôi chân là bộ phận dễ lạnh nhất trên cơ thể, ngoài những nguyên nhân liên quan đến bệnh lý trên lý do bởi:

Công việc của tim giúp truyền máu khắp cơ thể. Tim tự đập để bơm máu đi khắp cơ thể như một cái bơm, nhưng càng xa tim thì máu càng khó đến được.
Vì đôi chân ở xa tim nhất trong cơ thể con người, nên khả năng truyền máu đến tự nhiên sẽ nhỏ hơn so với các bộ phận khác của cơ thể.

Mật độ của các mạch máu cũng thay đổi tùy thuộc vào khoảng cách từ tim. Các mạch máu trong cơ thể chúng ta về cơ bản mật độ dày hơn khi các động mạch gần tim hơn, và trở thành các mao mạch mỏng hơn khi khoảng cách từ tim tăng lên. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến máu khó lưu thông đến vùng cuối.

Lực hấp dẫn của trái đất cũng ảnh hưởng. Máu có xu hướng chảy từ trên xuống dưới do ảnh hưởng của trọng lực, nhưng rất khó chảy từ dưới lên trên. Dòng máu từ ngón chân trở về tim phải chống lại trọng lực.

Từ những điều trên, có thể nói rằng bàn chân nằm ở phía dưới cơ thể và mũi bàn chân, là bộ phận cuối cùng, ban đầu dễ bị khí huyết kém và dễ bị lạnh.

Cách khắc phục chứng tay chân buốt giá vào mùa đông

Cọ xát tay chân

Khi mới tiếp xúc với thời tiết giá lạnh, hãy mát-xa tay chân liên tục để thúc đẩy tuần hoàn máu, làm ấm, có thể kết hợp xoa bóp cùng một số loại tinh dầu.

Tắm bồn hoặc ngâm tay chân nước ấm

Tắm bồn giúp máu lưu thông, giữ cơ thể ấm áp

Nếu bạn chỉ tắm nhanh dưới vòi nước nóng, bên trong cơ thể sẽ không đủ ấm và bạn sẽ dễ bị hạ nhiệt sau khi tắm. Người Nhật có thói quen tắm bồn và chắc chắn ngâm lâu trong nước nóng 38-40 độ C sẽ hiệu quả hơn.

Ngay cả khi bạn không có thời gian để tắm, bạn nên ngâm mình trong nước nóng một hoặc hai lần một tuần. Nếu không có bồn tắm bạn chỉ cần ngâm chân cũng có hiệu quả.

Ngâm tay và chân trong nước ấm (40 độ C) có thể cho thêm chút muối và vài lát gừng tươi trong khoảng 20 phút. Trong khi ngâm, có thể kết hợp với mát-xa bàn chân và tay để tăng cường tuần hoàn máu.

Vận động, tập thể dục

Tập thể dục buổi sáng giúp đẩy mạnh quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất trong cơ thể. Nhưng vào mùa đông không nên tập những bài tập quá sức, ra nhiều mồ hôi sẽ khiến cho cơ thể bạn nhanh chóng tỏa nhiệt và nhanh mất nước.

Dù là công việc bàn giấy hay công việc phải đứng, về cơ bản, việc giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài sẽ khiến máu lưu thông kém và gây lạnh chân.

Hãy rời khỏi bàn làm việc và đi bộ vài giờ một lần. Bạn có thể đi thang bộ thay vì đi thang máy, khi rảnh rỗi, bạn nên tập thói quen vận động cơ thể dù chỉ một chút và thêm thói quen thả lỏng các cơ đang căng cứng.

Hãy tranh thủ vận mọi lúc kể cả khi bạn làm việc văn phòng

Các cơ vận động giúp tăng cường khả năng đào thải máu. Nếu bạn không thể di chuyển, chỉ cần xoa bóp chân và bắp chân sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu.

Giữ ấm cho cơ thể

Sử dụng các loại tất chân, găng tay làm từ coton và len không chỉ giúp giữ nhiệt mà còn hấp thụ mồ hôi, giữ tay chân được khô ráo.

Luôn luôn mang tất để đôi chân được ấm áp

Chế độ dinh dưỡng giàu calo

Bổ sung vitamin B1, B2, F và những thực phẩm có nhiều calo, chất béo, chất sắt để cung cấp nhiều năng lượng, sản sinh nhiệt lượng “sưởi ấm” cho cơ thể.

Bổ sung multi-vitamin cho cơ thể bằng cách chọn những thực phẩm như sữa, trứng, thịt bò, thịt lợn, bơ, các loại hạt và ngũ cốc…

Tránh strees và ngủ đủ giấc

Nghỉ ngơi, thư giãn và ngủ đầy đủ sẽ giúp cơ thể giữ ấm tốt hơn.

Đối với những người ngồi văn phòng lâu, cần tăng cường hoạt động, tập một số động tác thể dục tại chỗ để tăng cường tuần hoàn máu.

 

 

Facebook Comments
Chia sẻ: