Mụn đầu đen là mụn có kích thước nhỏ xuất hiện nhiều trên cánh mũi, cằm và hai bên má. Thậm chí cả cổ và ngực cũng xuất hiện loại mụn này. Dù không gây đau đớn như các loại mụn mủ, viêm nhưng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
Sự hình thành mụn đầu đen
Mụn đầu đen xuất hiện khi lỗ nang lông trên da bị bít tắc, không viêm. Cơ chế hình thành mụn đầu đen là do tuyến dầu trên da hoạt động mạnh không thể thoát ra khỏi bề mặt da do lỗ chân lông bị bít tắc bởi bụi bẩn, tế bào chết hay sản phẩm trang điểm và vi khuẩn. Khi các nốt mụn trong lỗ chân lông tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa và nhân mụn chuyển sang màu đen sậm.
Mụn đầu đen có kích thước nhỏ, có kích thước khoảng 1mm và có phần nhân mụn màu đen trồi lên trên bề mặt da. Mụn đầu đen thường không gây đau nhức hoặc sưng đỏ như mụn bọc. Nhưng nếu nặn mụn đầu đen, chúng có thể tiến triển nặng hơn, gây viêm nhiễm và tiến triển thành mụn bọc hoặc mụn mủ. Mụn đầu đen thường xuất hiện trên mặt, đặc biệt là vùng mũi. Ngoài ra, mụn đầu đen cũng có thể xuất hiện ở vùng lưng, ngực cổ, vai hay cánh tay. Và vì mọi loại da đều có nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông nên mụn đầu đen có thể xuất hiện ở cả da dầu, da thường hoặc da khô.
Vùng mũi là nơi là khu vực có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ nhất dễ bị bám vi khuẩn và bụi bẩn nên thường có nhiều mụn đầu đen. Không chỉ vậy, mụn đầu đen ở mũi có mật độ dày hơn nơi khác vì da vùng mũi mỏng, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều hơn nên yếu hơn các vùng da khác, dễ bị vi khuẩn tấn công hơn.
Nguyên nhân gây mụn đầu đen
Những nguyên nhân thường gặp gây mụn đầu đen gồm:
- Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh: Tuyến bã nhờn hoạt động nhiều, sản xuất nhiều bã nhờn sẽ gây bít tắc lỗ chân lông. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, bã nhờn, tế bào chết và vi khuẩn trong lỗ chân lông sẽ dần trở nên khô cứng và sau nhiều ngày tiếp xúc với không khí sẽ hình thành các nốt mụn đầu đen;
- Chế độ ăn uống không phù hợp: Việc thường xuyên sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng hoặc uống nước ngọt, cà phê, bia, rượu,… dễ khiến da nổi mụn đầu đen vì các tác nhân trên sẽ kích thích tuyến bã nhờn tăng cường hoạt động và cản trở quá trình điều trị mụn;
- Không uống đủ nước: Nước đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải các chất cặn bã khỏi cơ thể, giúp làn da sạch sẽ, tươi tắn và khỏe mạnh hơn. Nếu cơ thể không được bổ sung đủ lượng nước cần thiết thì sẽ tích tụ độc tố trong cơ thể và làn da sẽ dễ xuất hiện mụn đầu đen;
- Lối sống thiếu khoa học: Mất cân bằng nội tiết do căng thẳng, bận rộn, ăn ngủ không điều độ, ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt; tiết mồ hôi nhiều, môi trường sống ô nhiễm, độ ẩm cao; không chú ý vệ sinh da cẩn thận,… là những nguyên nhân gây mụn đầu đen;
- Tự ý dùng thuốc: Việc lạm dụng mỹ phẩm chăm sóc da chứa lithium, corticoid; tự ý uống thuốc ngừa thai chứa androgen, thuốc chống động kinh không được bác sĩ chỉ định có thể khiến da tăng tiết bã nhờn, hình thành mụn đầu đen.
Biện pháp điều trị mụn đầu đen
Mụn đầu đen tuy không gây đau nhức như mụn bọc nhưng lại làm bề mặt da kém mịn màng, thô ráp, sần sùi, lỗ chân lông giãn to và da nhanh lão hóa. Hơn thế, mụn đầu đen thường khó loại bỏ, dễ tái đi tái lại nhiều lần và việc điều trị sai cách, tự nặn mụn có thể làm tình trạng mụn nặng hơn, dễ gây viêm nhiễm thành mụn bọc, mụn mủ.
Để điều trị mụn đầu đen hiệu quả, người dùng có thể tham khảo các phương pháp sau:
Dùng mỹ phẩm, serum trị mụn đầu đen
Trên thị trường hiện có nhiều sản phẩm có công dụng trị mụn đầu đen, thu nhỏ lỗ chân lông. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc nên mỗi người cần phải sáng suốt lựa chọn cho mình sản phẩm tốt, phù hợp với da.
Sử dụng thuốc Tây để trị mụn đầu đen
- Trường hợp mụn ở mức độ nhẹ: Bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc bôi dạng mỡ, dạng kem lên vùng da bị mụn;
- Trường hợp mụn ở mức độ nặng kèm viêm nhiễm: Có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh bôi ngoài da và thuốc kháng sinh điều trị toàn thân. Thuốc kháng sinh bôi ngoài da gồm: Acid Azelaic, Clindamycin, Benzoyl peroxide, Dapsone, Erythromycin,… có thể phát huy công dụng tại chỗ, giúp tiêu diệt vi khuẩn mụn và tăng sức đề kháng cho da, ngăn ngừa mụn mới hình thành. Thuốc kháng sinh điều trị toàn thân gồm: Clindamycin, Doxycycline, Minocycline, Sulfonamid, Tetracycline,… có thể đi sâu và phục hồi hệ thống miễn dịch cho cơ thể, loại trừ tận gốc các vi khuẩn gây mụn, từ đó trị mụn hiệu quả, ngăn ngừa mụn tái phát.
Cách chăm sóc da mụn đầu đen lỗ chân lông to
Để chăm sóc da và ngăn ngừa mụn đầu đen tận gốc, cần loại bỏ nguyên nhân gây mụn, giữ cho lỗ chân lông luôn thông thoáng, sạch sẽ và tránh các tác động xấu làm da tổn thương. Các cách chăm sóc da sau đây là lời khuyên hữu ích cho những người đang bị mụn đầu đen:
Rửa mặt đúng cách:
Nên rửa mặt 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ bằng sữa rửa mặt để loại bỏ tình trạng tích tụ bã nhờn và bụi bẩn trên da. Các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, không gây đỏ da hay kích ứng chính là lựa chọn phù hợp cho những người đang sống chung với mụn đầu đen. Khi rửa mặt không nên chà xát mạnh tay, chỉ nên xoa bóp nhẹ nhàng để kích thích mạch máu lưu thông, lỗ chân lông không bị bít tắc. Bên cạnh đó, đừng quên rửa mặt với nước sạch sau khi ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.
Gội đầu thường xuyên:
Dầu thừa và bụi bặm đọng lại trên tóc sẽ góp phần làm tắc lỗ chân lông nên để phòng ngừa mụn đầu đen hiệu quả, chúng ta cần gội đầu thường xuyên;
Cẩn trọng khi sử dụng mỹ phẩm:
Các loại mỹ phẩm có chứa dầu có thể khiến lỗ chân lông dễ bị bít tắc, dẫn tới mụn đầu đen. Vì vậy, khi lựa chọn các loại mỹ phẩm như đồ trang điểm, nước tẩy trang, kem chống nắng, người dùng nên chú ý chọn các sản phẩm không chứa dầu để tránh làm tình trạng mụn nặng hơn;
Tẩy tế bào chết và dưỡng ẩm:
Nên tẩy tế bào chết cho da 1 – 2 lần/tuần và đắp mặt nạ dưỡng ẩm 2 lần/tuần để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, giảm dầu nhờn và giảm mụn đầu đen.
Có chế độ sinh hoạt khoa học:
Hạn chế đồ uống chứa nhiều chất đường, cồn, cafein,… vì chúng không chỉ gây hại cho gan mà còn kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Thay vào đó, mỗi người nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm rau quả tươi vào thực đơn, uống đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày. Đồng thời, cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh tình trạng stress, lo lắng;
Lưu ý:
Không lạm dụng lột mụn đầu đen vì phương pháp này dễ khiến da bị tổn thương nghiêm trọng, da càng trở nên nhạy cảm hơn, lỗ chân lông to hơn, vùng da đó ngày càng yếu đi và mụn sẽ xuất hiện nhiều hơn. Bên cạnh đó, không nên xông mặt hay nặn mụn đầu đen vì các phương pháp này thường không đủ độ an toàn, dễ gây tổn thương da. Đồng thời, cần hạn chế trang điểm khi bị mụn và nếu trang điểm thì cần tẩy trang kỹ càng để tránh cặn trang điểm tồn tại trên da sẽ làm bít tắc lỗ chân lông gây mụn đầu đen.
Mặt nạ đất sét thu nhỏ lỗ chân lông cải thiện tình trạng mụn đầu đen Cream clay mask
Đất sét từ lâu đã được biết đến nhiều với tác dụng giảm viêm, ngừa dầu, se khít lỗ chân lông. Mặt nạ đất sét hồng Cream Clay Mask của BB Laboratories là sản phẩm có tác dụng chăm sóc lỗ chân lông cũng như dưỡng ẩm. Bạn nên kết hợp nó vào các bước chăm sóc đặc biệt như một biện pháp khắc phục làn da xỉn màu do bụi bẩn, lấy đi các tế bào chết trên da, cũng như giảm mụn, se khít lỗ chân lông.
Các thành phần có nguồn gốc thực vật được pha trộn trong công thức gồm loại thảo mộc Nhật Bản và Trung Quốc, các loại thảo mộc phương Tây, và hoa hồng centifolia cung cấp độ ẩm cho da mềm, căng mướt.
Sử dụng mặt nạ đất sét 2 lần 1 tuần sẽ giúp đẩy nhân mụn đầu đen ra khỏi da, cải thiện tình trạng da xỉn màu, se khít lỗ chân lông. Chỉ cần bôi lên da sau khi rửa mặt và đợi khoảng 5 phút rồi rửa lại. Một sản phẩm phù hợp cho phụ nữ bận rộn không có nhiều thời gian chăm sóc da.
Kết luận
Mụn đầu đen dễ tái đi tái lại và có thể tiến triển thành mụn bọc, mụn mủ nếu không được điều trị đúng cách. Vì vậy, khi bị mụn đầu đen, khách hàng có thể đi khám chuyên khoa da liễu. Bác sĩ sẽ quan sát bề mặt, cấu trúc da hoặc dùng các máy soi da hiện đại để xác định tình trạng da, nguyên nhân gây mụn đầu đen và đưa ra giải pháp điều trị tốt nhất cho từng trường hợp cụ thể.