Rạn da là gì? Phương pháp hạn chế rạn da.

359

XuanTran - 01/03/2021

Rạn da là gì? 

Rạn da là tình trạng đứt gãy các liên kết giữa các mô dưới da. Mà cụ thể là liên kết giữa collagen và elastin là hai yếu tố quan trọng trong tế bào da. Đây là hiện tượng xảy ra do sự kéo căng da quá mức trong thời gian dài và sự gia tăng costisone làm ảnh hưởng đến nồng độ collagen trên da. Khi da bị kéo căng quá mức mà không được hỗ trợ sẽ dẫn đến đứt gãy các liên kết và tạo nên các vết rạn. 

Da gồm ba lớp chính là hạ bì, trung bì và thượng bì. Rạn da xuất hiện ở tầng hạ bì hoặc trung bì khi các mô liên kết da vượt quá giới hạn của nó. Tình trạng bệnh thường xảy ra do giãn nở hoặc co rút nhanh chóng của các tế bào da. 

Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Thông thường ban đầu có màu hông hoặc đó sau đó chuyển sang màu bạc. Những vết rạn thường tập trung ở mông, đùi, ngực, bụng. Tuy không nguy hiểm nhưng lại làm mất đi vẻ thẩm mỹ vốn có và làm ảnh hưởng đến tâm lý của nhiều chị em. 

Nguyên nhân.

Bạn đã hiểu khái niệm về rạn da qua những gì được chia sẻ ở phần trên. Vậy nguyên nhân gây rạn da là gì? Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng này cụ thể như: 

rạn da
Mang thai là một trong những nguyên nhân gây rạn da thường gặp phải
  • Sự tăng trưởng quá nhanh về mặt cân nặng khiến cho da bị kéo căng liên tục và các mô liên kết bị đứt gãy. Nguyên nhân này thường gặp ở phụ nữ đang mang thai, người bị béo phì, người đang trong giai đoạn dậy thì. 
  • Sử dụng kem chứa corticoid trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây bệnh. Vì loại thuốc này có thể làm giảm nồng độ collagen trong da, dễ dẫn đến hiện tượng rạn da. 
  • Sự tăng trưởng hàm lượng cortisol do rối loạn tuyến thượng thận cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp collagen và gây ra rạn da. 
  • Một số bệnh nhân bị các bệnh như hội chứng Marfan, hội chứng Cushing cũng có thể bị rạn. Đó là do khi bị hội chứng Marfan có thể làm giảm đàn hồi trong mô da. Còn hội chứng Cushing có thể làm cơ thể sản xuất nhiều hormone gây tăng cân và làm gãy các mô liên kết dưới da. 

Một số yếu tố làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh rạn da mà chúng ta có thể gặp phải: di truyền, mắc bệnh mãn tính,… 

Ai có thể mắc phải?

Tùy thuộc vào màu da của bạn, vết rạn xuất hiện lần đầu sẽ có màu đỏ, tím, hồng, nâu đỏ hoặc nâu sẫm. Ban đầu, sờ thấy các vết rạn hơi sần sùi và gây ngứa. Theo thời gian, màu sắc vết rạn nhạt dần và chìm dưới da. Khi sờ lên các vết rạn lâu ngày thường cảm thấy hơi lõm.

Rạn da phổ biến hơn ở phụ nữ, đặc biệt là trong thai kỳ. Khi bụng phát triển để tạo chỗ cho thai nhi, làn da của thai phụ sẽ căng ra. Hormone tăng đột biến khi mang thai cũng có thể làm suy yếu cấu trúc da và gây rạn. Bất kỳ bộ phận cơ thể nào phát triển lớn hơn khi mang thai đều có thể bị rạn.

Cả phụ nữ và đàn ông béo phì đều có thể bị rạn da. Ngay cả những người tập thể hình có ít mỡ cũng sẽ hình thành vết rạn khi cơ bắp phát triển. Trẻ em có khả năng bị rạn da nếu đột nhiên cao hơn hoặc tăng cân ở tuổi dậy thì.

rạn da
Tăng cơ nhanh cũng dễ dẫn đến rạn da

Rạn da có tự khỏi không?

Đây là một hiện tượng bình thường và sẽ mờ dần khi trẻ lớn hơn hoặc nếu người mẹ giảm cân sau khi em bé chào đời. Những đường rãnh trên da không có hại cho sức khỏe, nhưng sẽ gây mất thẩm mỹ. 

Về cơ bản rạn da sẽ theo bạn đến cuối cuộc đời và sẽ là vết sẹo không thể tự khỏi.

Tuy nhiên điều trị có thể làm chúng mờ hơn và giúp giảm ngứa. Nếu muốn chăm sóc da khi mang thai hoặc cho con bú, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi điều trị rạn da. Một số thành phần, chẳng hạn như retinol, có thể gây hại cho em bé.

Bạn cần biết rằng không có cách chữa rạn da nào đảm bảo hiệu quả với tất cả mọi người. Thậm chí nhiều sản phẩm có thể không tạo ra bất kỳ sự thay đổi nào.

Biện pháp phòng chống rạn da nên áp dụng 

Do rạn da rất khó điều trị và hầu như không thể hết được. Hoặc dùng các biện pháp công nghệ y học nhưng sẽ rất tốn kém. Tuy không nguy hiểm nhưng lại gây mất thẩm mỹ cho da, làm nhiều bạn không cảm thấy tự tin, nhất là các bạn nữ. Chính vì vậy việc áp dụng các biện pháp phòng chống rạn da là điều mà chúng ta nên sử dụng thường xuyên. Cụ thể bạn nên: 

  • Duy trì cân nặng ở mức phù hợp, không để cân nặng tăng lên đột biến trong thời gian ngắn. Ngay cả khi mang thai mẹ cũng không nên để cân nặng của mình tăng lên quá nhanh. 
  • Bổ sung nước thường xuyên giúp cho da duy trì được độ ẩm tự nhiên và các tế bào da hoạt động linh hoạt, duy trì được độ đàn hồi của da. Nhờ vậy mà việc đứt gãy các liên kết giữa các tế bào da cũng được hạn chế đáng kể. 
  • Bổ sung collagen cho cơ thể để củng cố độ đàn hồi của da. Ngoài việc uống các viên collagen thì có một số thực phẩm rất tốt mà bạn nên dùng nhiều: thịt đỏ, tảo biển, quả lựu, quả dâu,.. 
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm để duy trì lớp ẩm tự nhiên, chống lão hóa. 
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, kích thích tuần hoàn máu đến các mô da. Từ đó hạn chế được nguy cơ tổn thương các tế bào da.
  • Thường xuyên uống nước để duy trì lớp ẩm tự nhiên cho da. Tuy nhiên hạn chế dùng các loại đồ uống chứa cồn, caffein,… có thể làm da xấu đi.
Facebook Comments
Chia sẻ: